PSO
ĐĐ. Thích Thiện Tuệ thuyết giảng “Ý nghĩa lạy Phật, thờ Phật và cúng Phật” tại khoá tập huấn Học pháp online “Phật học cơ bản
PSO - Là người con Phật, khi đến với đạo Phật, sau thời gian tìm hiểu, có niềm tin với Tam bảo rồi quy quy Tam bảo sẽ sắp xếp bàn thờ Phật tại nhà biểu hiện lòng ngưỡng mộ, tôn kính Ngài - bậc tối thượng Bi - Trí siêu phàm. Vậy vì sao lại thờ Phật? “Ý nghĩa lạy Phật, thờ Phật và cúng Phật” - đó chính là chủ đề được ĐĐ. Thích Thiện Tuệ – UV Phân ban Đào tạo giảng sư Ban Hoằng pháp Trung ương thuyết giảng tại khoá Học pháp online “Phật học cơ bản” trên địa chỉ học trực tuyến: trungtam.hoangphaponline.com cho các học viên khoá 1, do Ban Hoằng pháp Trung ương tổ chức vào lúc 20h ngày 23/7/2021 (nhằm ngày 14/6 năm Tân Sửu).
Việc lạy Phật là tỏ ra niềm tôn kính, khiêm nhường, hạ thấp mình xuống, trừ cái tâm tự cao, ngã mạn của chính mình. Việc lạy Phật có từ thời đức Thế Tôn. Khi đức Phật còn tại thế, các đệ tử từ vua quan, đến dân chúng, mỗi lần được may mắn gặp Đức Phật Thích Ca, đều cúi xuống ôm chân Phật và đặt trán mình lên chân Ngài. Cử chỉ ấy là một cử chỉ vô cùng khiêm tốn, nhu thuận và hoàn toàn tin cậy đối với Đức Phật.
Chúng ta lễ Phật vì chúng ta học để noi theo gương của Ngài. Chúng ta tôn kính Ngài bởi vì chúng ta hiểu Ngài là một người đã đầy đủ mọi công đức, trí tuệ từ bi viên mãn. Hình ảnh đức Phật có cha là vua Tịnh Phạm và Hoàng hậu Ma ra. Ngài là Thái tử Ngài có trí tuệ, sức lực mà các vị vương tôn công tử không ai sách bằng. Hình tướng Ngài nhìn bên ngoài giống những vương tôn công tử nhưng bên trong Ngài đều khác hoàn toàn bởi từ lòng từ bi, tình thương yêu, trí tuệ, suy nghĩ đều hơn người. Ngài được nuôi nấng và dạy dỗ một cách toàn diện cả hai lĩnh vực văn chương và võ thuật. Ngoài sự thông minh đĩnh ngộ, Ngài được mọi người quý kính về đức hạnh bao la…Ngài quyết định thoát khỏi ngục vàng tìm ra một lối thoát, một cuộc sống chân thật có ý nghĩa và cao đẹp hơn, một con đường dẫn tới giác ngộ, vĩnh viễn khắc phục mọi nỗi đau và bất hạnh của cuộc đời người và hướng tới an lạc. Có thể nói sự kiện đức Phật rời khỏi hoàng cung là sự từ bỏ, hy sinh cao cả và vĩ đại có một không hai trong thế giới loại người…
Vì tôn kính Phật mà chúng ta lễ Phật. Khi lễ Phật chúng ta không mong một ân sủng, không cầu xin mà chỉ vì một lòng kính trọng đức hạnh của Phật để học theo hạnh của Ngài đó là Giới – Định – Tuệ, Tứ diệu đế, Bát chánh đạo… Và hình ảnh Ngài không còn nhưng giáo pháp Ngài để lại là pháp học, pháp hành và pháp thành mãi mãi trường tồn.
Thờ Phật, chúng ta sắp xếp bàn thờ trang nghiêm, mỗi lần nhìn thấy hình ảnh của Ngài chúng ta khởi lòng tôn kính Ngài và luôn có chánh niệm, nói, nghĩ và làm điều thiện. Hàng ngày, chúng ta lạy Phật với lòng thành kính. Trước khi lạy Phật, phải chỉn chu, mắt nhìn tượng Phật, tâm tưởng đến các tướng tốt và những đức hạnh cao cả của Ngài, và tỏ bày nguyện vọng chân chính của mình. Chắp tay cúi xuống ngang người rồi cắm hương vào lư, đánh tiếng chuông và lạy Phật 3 lạy, 10 lạy, 50 lạy… với trọn lòng tôn kính. Thân khi lạy nghiêm trang với lòng biết ơn, tâm vui mừng và hết lòng thành kính nhất tâm lạy Phật sinh sẽ ra công đức vô lượng.
Cúng Phật gồm có cũng dường Tam bảo: Cúng dường Phật bảo; Cúng dường Pháp bảo và Cúng dường Tăng bảo. Chúng ta cúng Phật bằng hoa, quả, đèn và nước trước Phật sẽ nhận được nhiều phước báu khác nhau. Việc cúng dường là duy trì ngôi Tam bảo được tồn tại để tiếp tục giáo hóa chúng sanh; Phát triển ngôi Tam bảo cho phù hợp với thời đại mới, không bị mai một, lạc hậu; Bảo vệ Tam bảo khỏi những thế lực quấy phá, mưu hại. Đồng thời khi chúng ta cúng dường là chúng ta đã nuôi dưỡng tâm thiện lành hồi hướng phước báu, đền đáp những ân đức mà Tam Bảo ban cho. Điều đó giúp cho tâm chúng ta được an lạc, vun bồi công đức, xây dựng niềm tin kiên cố của người Phật tử trong đạo và đang chuẩn bị bước vào đạo.